Trang

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Mười điều nên làm khi đến Đà Lạt

Thứ tư, 18/12/13, 05:05 GMT+7Cafe trong mây, lang thang trên những con phố, nghỉ đêm trong một biệt thự cổ hay chỉ là đến để sống chậm, không công việc, không internet và không cả tivi.

Nghỉ đêm trong một biệt thự tách biệt giữa ngàn thông reo
Tại Đà Lạt hôm nay còn lưu dấu khá nhiều những ngôi biệt thự Pháp cổ nằm trên những đồi thông được chuyển thành các khách sạn nhà nghỉ cao cấp phục vụ khách du lịch. Hãy một lần thử nghỉ lại trong các ngôi biệt thự xinh xắn và đầy đủ tiện nghi để cảm nhận rõ về một đêm Đà Lạt yên tĩnh, lãng mạn và trữ tình.

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Sapa phủ tuyết trắng hút hồn dân du lịch

Bước trên con đường trắng toát, Lệ Quyên xòe tay ngửa mặt đón hạt tuyết rơi rồi cười giòn tan thích thú.

Đến Sapa hôm 15/12 đúng buổi chiều tuyết rơi, cô gái người Hà Nội vô cùng phấn khích khi được cầm nắm những bông tuyết trắng xóa. "Đã đến Sapa nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên mình được chứng kiến cảnh tượng này. Đâu đâu cũng một màu trắng xóa", Lệ Quyên chia sẻ. Cô nói rằng mình thật may mắn và đã quyết định đúng cho chuyến du lịch lên miền Tây Bắc vào dịp đặc biệt này.

Nhiệt độ giảm sâu dưới 0 độ C do đợt không khí lạnh tăng cường đã khiến tuyết rơi tại Lào Cai vào sáng 15/12. Đèo Ô Quý Hồ, thác Bạc, đỉnh Fansipan là những nơi đầu tiên của Sapa có tuyết rơi. Tuyết ở thị trấn Sapa rơi ít và muộn hơn ở nhiều nơi khác nhưng màu trắng lác đác, phủ dày đều từ chiều 15/12 đến sáng 16/12 cũng đủ biến những khung hình về xứ sở này trở nên khác lạ.




Tuyết bao phủ thị trấn Sapa. Ảnh: Hùng Kỳ.

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Những sinh vật biển nhiều màu sắc

Hải quỳ biển, tôm bọ ngựa, sứa mũ hoa hay sên biển là những loài động vật có màu sắc vô cùng bắt mắt và thu hút, nhưng cũng có những chiêu săn bắt mồi rất độc đáo.

1. Hải quỳ trắng và sao biển
1_1382608860_1382608870.jpg
Hải quỳ trắng và sao biển sống ở đại dương có thể phát ra quang phổ nhiều màu sắc thường là những hình phức tạp. Các loài sinh vật biển sử dụng khả năng này để ngụy trang trốn tránh kẻ thù và thích nghi với môi trường sống. Có đến hơn một nghìn loài hải quỳ sinh sống ở đại dương. Tên gọi của loài sinh vật biển không xương này bắt nguồn từ hình dáng giống bông hoa hải quỳ trên cạn. Trong ảnh là một con hải quỳ trắng và sao biển ở vùng biển Columbia.

Nghệ thuật ẩn mình của động vật


Nhiều loài động vật sử dụng hình dáng, màu sắc hay các đặc điểm khác biệt của cơ thể để hạn chế nguy cơ bị tấn công và thoát khỏi những cuộc truy bắt của kẻ thù.

1-3247-1385632829.jpg
Loài cóc sống trong các khu vừng nhiệt đới ở Panama có hình dạng giống như những chiếc lá khô đã ngả màu vàng. Vì sống trong các khu rừng nhiệt đới, nơi dễ bị tấn công và trở thành con mồi của những loài động vật to lớn khác, nên đặc điểm này giúp chúng ẩn mình vào những đám lá và tránh được sự tìm kiếm của kẻ thù.

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

10 thắng cảnh tự nhiên đẹp nhất trên thế giới


14 / 03/ 2013, 07:03:22
10 địa điểm tự nhiên đẹp nhất trên thế giới dưới đây sẽ khiến bạn phải chuẩn bị ngay hành lý lên đường cho mà coi.


1. Via san hô khổng lồ ở Australia
 10 thắng cảnh tự nhiên đẹp nhất trên thế giới

Vỉa san hô lớn nhất của Australia và thế giới này là một thắng cảnh đẹp tuyệt trần, cách bờ biển Queensland 2600 km, nằm ở vùng biển đông bắc Australia. 

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Đẹp mê hồn 10 'thiên đường ngầm' của Việt Nam

Đẹp mê hồn 10 'thiên đường ngầm' của Việt Nam


 Là đất nước có địa hình phức tạp, Việt Nam đã được thiên nhiên ban tặng cho nhiều "thiên đường ngầm" - những hang động có vẻ đẹp quyến rũ mê hồn. 

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Ám ảnh những chiếc quan tài giữa 'rừng ma'

Ám ảnh những chiếc quan tài giữa 'rừng ma'


"Rừng ma" vốn được cho là nơi thâm u giữa điệp trùng cây lá. Đương nhiên, cũng không mấy ai dám bén mảng đến nơi này để chặt phá rừng, dù chỉ là một cành cây.

Dòng sông Sê Pôn chia đôi đường biên giới Việt - Lào. Bên kia nước bạn, loáng thoáng rừng hoang thuộc tỉnh Atopư (Lào) và Ratanakiri (CamPuChia) xa hút tầm mắt. Bên này - nước Việt, vùng Măng Ri ba zan hẻo lánh của Tu Mơ Rông (Kon Tum) là những cánh rừng âm u và đó là những khu "rừng ma" - nơi yên nghỉ những người con của rừng.

Ám ảnh những chiếc quan tài giữa rừng ma
"Rừng ma" Măng Ri luôn âm u và bí hiểm.

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

9 cuộc di cư hoang dã ngoạn mục nhất thế giới

9 cuộc di cư hoang dã ngoạn mục nhất thế giới

25 / 03/ 2013, 05:03:54
(DulichVietnam) Bạn sẽ chưa được coi là dân đi du lịch chuyên nghiệp, cho đến khi bạn được tận mắt chứng kiến cuộc di cư cực ngoạn mục của động vật hoang dã.

Chúng đi hàng ngàn dặm để tìm kiếm thức ăn, chỗ ở và cả sinh nở. Những loài động vật này sẵn sàng bỏ mạng sống của mình khi di cư. Những chuyến đi dài của động vật hoang dã thực sự thể hiện được sức mạnh mãnh liệt và vẻ đẹp của tự nhiên. 

9 cuộc di cư hoang dã ngoạn mục nhất thế giới
Cuộc di cư của loài đại bàng trắng, British Columbia, Canada.

Vũ điệu uyển chuyển của loài công

Vũ điệu uyển chuyển của loài công

16 / 10/ 2013, 09:10:52

Hai chú chim công trắng và chim ngũ sắc nhảy múa bên nhau trong vũ điệu tuyệt đẹp của loài công.

Vũ điệu uyển chuyển của loài công
Chim công là một trong những loài động vật đẹp nhất hành tinh

Ngỡ ngàng Hà Giang qua ống kính phượt thủ

Ngỡ ngàng Hà Giang qua ống kính phượt thủ

08 / 10/ 2013, 09:10:44
Vùng đất địa đầu Tổ quốc với cảnh sắc hoang sơ, cùng sự hòa quyện của đá và hoa như thể đưa người ta đến một vùng đất khác, một vùng đất mà đã đến rồi ắt hẳn sẽ yêu.

Vùng đất địa đầu Tổ quốc
Vùng đất địa đầu Tổ quốc với cảnh sắc hoang sơ, cùng sự hòa quyện của đá và hoa như thể đưa người ta đến một vùng đất khác, một vùng đất mà đã đến rồi ắt hẳn sẽ yêu.

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Báo Mỹ "điểm mặt" 5 danh thắng đẹp nhất Việt Nam

Báo Mỹ "điểm mặt" 5 danh thắng đẹp nhất Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Huffington Post của Mỹ vừa đăng tải bài viết giới thiệu những địa danh du lịch nổi tiếng nhất, đẹp nhất tại Việt Nam.

Là một đất nước nhỏ bé nhưng du khách đến với Việt Nam không khỏi ngạc nhiên khi đất nước này có quá nhiều loại địa hình đa dạng. Các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam cũng muôn màu muôn vẻ, không miền nào giống miền nào.
Từ những bãi cát dài trắng xóa, nước biển xanh ngọc lam tuyệt đẹp tới những cánh rừng nhiệt đới rậm rạp, âm u, vào đến trong rừng là lá cây đan kín, che cả ánh mặt trời hay những ngọn núi cao “chọc trời”, du khách leo lên có cảm giác như đang bay trên mây… Đó mới chỉ là một số cảnh đẹp ấn tượng mà du khách có thể điểm qua khi tới Việt Nam.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

DU LỊCH ĐỒNG THÁP



Muốn ăn bông súng mắm kho...

TTO - Muốn ăn bông súng mắm kho

          Thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm... 
   Mỗi lần nghe lại hai câu ca dao trên, người dân An Giang và Đồng Tháp lại hoài niệm về mùa cá linh và mùa bông súng trắng đồng.

Khai thác bông súng mùa nước nổi tại huyện An Phú (An Giang) - Ảnh: Hoài Vũ

Kỳ lạ vùng đất "máy sấy tóc" ở New Zealand

Kỳ lạ vùng đất "máy sấy tóc" ở New Zealand
New Zealand là vùng đất ẩn chứa nhiều điều kỳ thú, đặc biệt là phong cảnh thiên nhiên. Điểm cực nam của đất nước nằm ngoài khơi xa Thái Bình Dương là nơi những cơn gió thỏa thuê nô đùa, tạo nên những hình ảnh rất ấn tượng.


Slope Point (tạm dịch là Điểm Dốc) là điểm cực nam của Đảo Nam thuộc lãnh thổ New Zealand. Luồng không khí mạnh mẽ thổi qua đường chân trời phía nam của đại dương không hề bị trở ngại gì suốt 2.000 dặm và hướng thẳng vào đất liền. Kiên trì, bền bỉ và mãnh liệt, những cơn gió ấy đã làm cho hầu hết cây cối thường xuyên bị xô đẩy và cuối cùng bị biến hình theo chiều di chuyển của chúng.

Không có gì ngạc nhiên khi tại Slope Point không có người sinh sống. Nhưng như nhiều nơi ở New Zealand, bạn sẽ thấy cừu. Loài sinh vật khỏe mạnh này cũng cần nơi cư trú, do đó vài thập kỷ trước những người nông dân trồng nhiều cây nhỏ và hy vọng chúng có thể sống sót để trở thành nơi nghỉ chân cho đàn cừu trước sự thử thách của thiên nhiên.


Những con cừu trú mình dưới gốc cây, xa xa nhìn như nhà của người lùn hobbit.

Khi những thân cây lớn lên và trổ cành, chúng bị làn gió liên tiếp thổi vào từ vùng biển nam và bị uốn theo chiều gió về phía bắc rồi dần dần tạo nên phong cảnh như ngày nay. Những vỉa đá dựng đứng bắt nguồn từ bờ biển, không có con dốc nào tạo nên lá chắn thiên nhiên cho những ngọn gió.

Dân số trong vùng bán kính 5 dặm quanh Slope Point chỉ 58 người và không có đường để đến đây. Nơi gần nhất có đường giao thông cách đó 20 phút đi bộ. Hầu như không có ai muốn sống ở đây, nơi được ví như một chiếc máy sấy tóc đặt ở chế độ thổi ra gió lạnh.


Ngôi nhà này tất nhiên không phải để nghỉ qua đêm bởi bạn sẽ không thể ngủ nếu gió cứ rít lên từng cơn không ngừng nghỉ.

Cũng có vài nơi cho các du khách yêu khám phá để ở nhưng tất nhiên là cách xa Slope Point. Mọi người được khuyên không ở lại đây đến quá trễ vì gió rất lớn. Tuy nhiên, đàn cừu vẫn thong thả lang thang và làm bạn với những thân cây bị uốn cong.


Cụm cây ngả theo hướng bắc dưới ráng chiều như một mái tóc màu hung tung bay.

Cũng thật khó tưởng tượng rằng nơi này chỉ cách rừng nhiệt đới và khu vịnh hẹp ở Milford Sound chỉ vài giờ lái xe. Nhưng với những cảnh đẹp bất ngờ, Slope Point vẫn là cái tên được nhắc đến rất nhiều một khi du khách đặt chân đến đảo Nam của New Zealand.

Vnexpress.net

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Đà Lạt và những danh thắng nổi tiếng

Đà Lạt và những danh thắng nổi tiếng






Thành phố Đà Lạt:
nằm trên cao nguyên Lâm Viên, là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học, kỹ thuật của tỉnh Lâm Đồng; là thành phố du lịch, nghỉ dưỡng của cả nước. Thành phố có 12 phường, 3 xã, diện tích 391,04 km2, dân số 188.467 người (năm 2004).

Ngày 21-6-1893, Đà Lạt được một bác sĩ người Pháp (gốc Thụy Sĩ) Alexandre Emile Yersin, một nhà khoa học thuần tuý, lần đầu tiên đặt chân lên cao nguyên Lang Biang, đã phát hiện ra vùng đất huyền diệu này.
Trong vòng 30 năm (1893-1923), kể từ ngày bác sĩ Yersin khám phá ra cao nguyên Lang Biang và đề nghị xây dựng Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ dưỡng, Đà Lạt đã có nhiều thay đổi: Từ một vùng đất hoang sơ, nơi cư trú của một vài dân tộc thiểu số, trở thành một thành phố nghỉ dưỡng nổi tiếng có tên trên Bản đồ Du lịch Thế giới.



Nhiều người trong và ngoài nước khi đến Đà Lạt, cảm nhận về Đà Lạt, đã gọi nơi đây là thành phố của ngàn thông, thành phố ngàn hoa, thành phố biệt thự, xứ sở của sương mù, xứ hoa anh đào...

Thời tiết ở Đà Lạt có 4 mùa trong một ngày: Buổi sáng sớm là thời tiết của mùa Xuân, buổi trưa là mùa Hạ, buổi chiều là mùa Thu, và đêm là mùa Đông. Một năm có 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4, Đà Lạt quanh năm có nắng. Nhiệt độ trung bình từ 17-19 độ C.

Ở độ cao trung bình 1.500m so với mặt biển, Đà Lạt được giới hạn bởi ngọn Langbian cao 2.163m ở phía Bắc, dãy núi Voi cao 1.754m bao quanh phía Tây và phía Nam, ngọn Lap-Bé Nord cao 1.732m phía Đông Bắc và ngọn Dan-se-na cao 1.600m ở phía Đông.

Bên trong là những quả đồi đỉnh tròn thấp dần, sườn thoai thoải. Xen giữa chúng là những thung lũng, phần lớn là khu dân cư và trồng trọt. Hồ Xuân Hương nằm giữa, ở độ cao 1.475m, được coi là trung tâm của thành phố. Đà Lạt có dạng lòng chảo hình bầu dục.

Do đặc điểm cấu tạo địa chất, địa hình, thủy văn, với hệ động thực vật phong phú, đa dạng đã tạo nên một Đà Lạt với những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, vẫn giữ được vẻ nguyên sơ kết hợp với kiến trúc cảnh quan được bàn tay con người tạo dựng đạt tới trình độ nghệ thuật hài hòa, có độ thẩm mỹ cao.

Về những danh thắng ở Đà Lạt:

Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương, nằm ở trung tâm thành phố Đà Lạt, được xây dựng năm 1919. Hồ có hình mảnh trăng lưỡi liềm, diện tích mặt nước 25 ha, chu vi 5,1km. Đây là địa điểm thơ mộng, cuốn hút khách du lịch và cũng là nơi hò hẹn của những đôi bạn tâm tình. Xung quanh hồ có nhiều kiến trúc độc đáo có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cao.






Hồ Đankia-Suối Vàng

Nằm cách trung tâm thành phố hơn 20 km, đây là hệ thống hồ nước ngọt lớn nhất tại Đà Lạt, cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố qua đập tràn của Công ty Cấp Nước Đà Lạt. Với tổng diện tích 300 ha, trải dài dưới chân dãy núi Lang Bian hùng vĩ, soi bóng những rừng thông xanh tốt bên bờ, thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng.




Hồ Than thở
Cách trung tâm thành phố Đà Lạt 6 km về phía Đông, hồ Than Thở nằm trên khu đồi cao, mặt hồ thường phẳng lặng. Hồ nằm giữa những rừng thông tĩnh mịch khiến lữ khách đến đây thường nhớ lại những câu chuyện buồn. Tại đây dường như quanh năm chỉ có âm thanh của gió mượn thông reo vi vu như thở than, nức nở.



Hồ Tuyền Lâm

Hồ Tuyền Lâm, rộng 320 ha, nằm cách trung tâm thành phố 5 km. Ven hồ có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như Thiền viện Trúc Lâm, khu săn bắn của bản làng dân tộc.



Thung lũng Tình Yêu
Cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 5 km về phía Bắc, diện tích khoảng 240 ha, Thung lũng Tình yêu chìm sâu bên sườn đồi với những rừng thông quanh năm xanh biếc. Dưới thời vua Bảo Đại, vùng này được gọi là thung lũng Hòa Bình. Sau đó đổi thành thung lũng Tình Yêu. Năm 1972, người ta cho đắp một con đập lớn chặn ngang thung lũng tạo thành một hồ nước rộng 13 ha có tên là Hồ Đa Thiện. Hồ Đa Thiện đã làm cho thung lũng thêm thơ mộng, quyến rũ đối với du khách và nhất là những lứa đôi đến từ mọi miền đất nước.



Thác Prenn
Cách Đà Lạt 10km, cao 27m, rộng 15-25m. Thác nước êm dịu và duyên dáng như một màn nước đổ nhè nhẹ từ độ cao 10m xuống một hồ nước nhỏ, xung quanh đầy hoa lá và đồi thông



Thác Đatania

Thác Đatania cao 32m, cách thành phố Đà Lạt 5km ngay bên đường Quốc lộ 12. Từ ghềnh cao 20m thác Đatania đổ xuống len lỏi qua nhiều tầng nấc trong các khe đá rồi cuốn hút nhanh vào rừng sâu. Tương truyền xưa kia các tiên nữ trên trời xuống đây tắm, nên chỗ dòng suối bằng phẳng, được gọi là Suối Tiên.



Sưu tầm


Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Vẻ đẹp lan vani ở Khánh Hòa

Vẻ đẹp lan vani ở Khánh Hòa

Lan vani là một loại dây leo thực vật sống phụ sinh. Chúng được ghi nhận là loài cây đặc biệt trong họ lan có khả năng cho hương vani trong thiên nhiên. 

an Vani không lá (Vanilla aphylla Bl.):  Dây leo bám lên các cây gỗ có thể đến độ cao khoảng 2-3m. Thân có màu xanh lục, đường kính gần 1cm. Lá tiêu giảm lại thành vảy nhỏ 1cm, mau rụng. Hoa tự là dạng chùm ngắn, gồm 1-3; lá đài và cánh có màu xanh lục nhạt, dài khoảng 3cm; cánh môi có 3-4 sọc đỏ và lông màu tím; thùy 3.   Loài này hiện diện trong rừng thường xanh hoặc bán thường xanh, cao độ thấp 100-300m, phân bố ở khu vực Hòn Hèo (Ninh Hòa), Suối Cát (Cam Lâm). Vani không lá còn được ghi nhận có phạm vi phân bố khá rộng trong các đai rừng dầu ven biển bán khô hạn Nam Trung Bộ kéo xuống đến Khu BTTN Bình Châu, Bà Rịa Vũng Tàu.
Lan Vani không lá (Vanilla aphylla Bl.). Dây leo của loài này bám lên các cây gỗ độ cao khoảng 2-3 m. Thân của chúng có màu xanh lục, đường kính gần 1 cm; cánh hoa có màu xanh lục nhạt, dài khoảng 3 cm; cánh môi hoa có 3-4 sọc đỏ và lông màu tím. Loài này phân bố ở khu vực Hòn Hèo (Ninh Hòa), Suối Cát (Cam Lâm). Vani không lá còn được ghi nhận có phạm vi phân bố khá rộng trong các đai rừng dầu ven biển bán khô hạn Nam Trung Bộ kéo xuống đến Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu, Bà Rịa Vũng Tàu. Ảnh: Vũ Ngọc Long.
Lan Vani trắng (Vanilla albida Bl.):   Dây leo phân nhánh nhiều, dài 5-6m, bám trên các cây gỗ hoăc cây bụi. Thân màu xanh đậm, đường kính 0,7cm. Phiến lá dày láng, hình ellip hơi hẹp, đầu nhọn, dài đến 15cm . Hoa tự chùm, 3-6 hoa, hoa to, lá đài và cánh hoa có màu vàng lục dài 4-5cm; môi hình tam giác màu trắng, có lông. Mùa ra hoa: tháng 2-4. Loài này còn được có tên gọi đồng danh là Vanilla yersiniana Guill. (để tưởng nhớ Bác sỹ A.Yersin, người đã khám phá Hòn Bà năm 1915).   Loài Vani trắng thường hiện diện ở rừng ẩm ven suối, phân bố tại Khu BTTN Hòn Bà và Ba Hồ (Ninh Hòa), cao độ khoảng 300-400m.
Lan vani trắng (Vanilla albida Bl.). Loài này có dây leo phân nhánh nhiều dài 5-6 m, bám trên các cây gỗ hoăc cây bụi. Thân của chúng có màu xanh đậm, đường kính 0,7 cm. Phiến lá lan vani hình ellip hơi hẹp, đầu nhọn, dài đến 15 cm. Mùa ra hoa của lan vani trắng là tháng 2-4. Loài này còn có tên gọi là đồng danh là Vanilla yersiniana Guill, để tưởng nhớ bác sỹ A.Yersin, người đã khám phá Hòn Bà năm 1915. Lan vani trắng thường hiện diện ở rừng ẩm ven suối, phân bố tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà và Ba Hồ (Ninh Hòa) ở độ cao khoảng 300-400 m. Ảnh: Trần Giỏi.
an Vani hồng (Vanilla sp.) còn được gọi là Vani Hòn Bà   Vani hồng thường mọc bám trên các thân cây gỗ, dây leo rất dài trên 10m. Lá dày láng, hình ellip hẹp, dài gần 20 cm. Hoa tự chùm 4-5, hoa to có cấu trúc hoa tương đồng với Vani trắng, chỉ khác biệt rõ nét về màu sắc và dạng môi (môi hơi tròn và có màu hồng tím, so với Vani trắng có môi trắng, hình tam giác). Mùa ra hoa vào tháng 3-5.    Loài này có phạm vi phân bố hẹp, chỉ tìm thấy ở Khu BTTN Hòn Bà, độ cao khoảng 500-700m, hiện diện dưới tán rừng kín thường xanh cây lá rộng. Đây là loài Vani mới được ghi nhận tại Khánh Hòa. Do có các đặc trưng hơi khác so với các loài đã được mô tả nên đang được các nhà nghiên cứu hệ thống so mẫu và phân tích với các nguồn dữ liệu để xác định danh pháp chính xác.
Lan vani hồng (Vanilla sp.). Loài này còn được gọi là vani Hòn Bà. Vani hồng thường bám trên các thân cây gỗ, dây leo rất dài trên 10 m. Lá lan dày láng, hình ellip hẹp, dài gần 20 cm. Lan vani hồng ra hoa vào tháng 3-5. Loài này có phạm vi phân bố hẹp, chỉ tìm thấy ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà ở độ cao khoảng 500-700 m, hiện diện dưới tán rừng kín thường xanh cây lá rộng. Đây là loài vani mới được ghi nhận tại Khánh Hòa. Ảnh: Trần Giỏi.
an Vani nhiều lông (còn gọi Lan Vani Vọng Phu), Vanilla atropogon Schuit., Aver. & Rybkova  Dây Lan leo có thân trườn hay bò, dài đến 10m, thân màu xanh đậm có đường kính gần 1cm, lóng dài 7-10 cm, có rễ ở mắt. (còn gọi là lan vani xanh). Lá có phiến dày, hình ellip, dài 15-20cm, màu lục đậm. Phát hoa phần trên của cây, mọc ở nách lá, hơi thòng xuống, hoa tự là tản phòng nở theo vòng tiếp nhau, khoảng 20 hoa. Hoa to 3-4cm, đài và cánh dày, mập hình tam giác, cong lõm xuống có màu vàng lục; môi có vân và đốm màu nâu đỏ, trên nền vàng, nhiều lông màu nâu tía; trụ hoa màu trắng. Mùa ra hoa: tháng 2-4. Cọng và bầu noãn dài 3-4,5cm, hình trụ, cong, lục đậm ở trên, trắng ở gốc. Lá đài và cánh hoa hơi trải ra, dày mập. Đài sau 3x1cm, bầu dục thuôn, đỉnh tà. Đài bên 2,7x1,2cn, bầu dục thuôn, hơi nghiêng. Cánh hoa vòng ngoài 2,7x1,2cm, bầu dục thuôn, đỉnh tà, mặt lưng có một sóng lồi chạy đến gần đỉnh thì tạo thành 1 răng lồi. Cánh Môi dài 3cm, nơi rộng nhất  3cm, dính phía sau với trụ khoảng 1,5cm, tạo thành ống, phần rời bên trên tạo thành 3 thùy: 2 thùy bên rộng 1,5x1,5cm, thùy giữa 1,5 x 1,2cm, mép xếp nếp, lồi lõm, uốn lượn, một đám lông  màu tía đậm nhất là ở đáy nằm ở đầu thùy giữa, phía sau có nhiều phiến lông dẹp màu trắng xếp lớp thành một khối nằm rạp hướng về sau, dài cỡ 5mm. Trụ cao 2cm, hơi cong, màu trắng với gốc lục vàng, mặt trước từ nuốm trở xuống có màu tía đậm, nhạt dần về dưới; nắp phấn cỡ 2,5x2,5mm, hình tim, đỉnh nhô lên 2 sừng, màu trắng với mép hơi nâu vàng. (Nguyễn Thiện Tịch, Lưu hồng Trường, Trần Giỏi, 2013).    Loài này được ghi nhận đầu tiên vào năm 2011 tại KBTTN Hòn Bà, nhưng lúc đó chưa thu thập đủ dẫn liệu khoa học và mẫu hoa. Theo Giáo sư Leonid Averyanov (Nga) chuyên gia hàng đầu về Lan Việt Nam cho rằng hình thái và giải phẫu của loài này khá giống với đặc điểm hình thái của loài Vanilla shenzhenica Z.J.Liu & S.C.Chen (đã phát hiện và mô tả vào năm 2007 ở Shenzhen, phía Nam Trung Quốc).
Lan vani nhiều lông (còn gọi Lan vani Vọng Phu), Vanilla atropogon Schuit., Aver. & Rybkova. Dây lan leo có thân trườn hay bò, dài đến 10 m, thân loài này có màu xanh đậm đường kính gần 1 cm, lóng dài 7-10 cm, có rễ ở mắt. Mùa ra hoa  của loài này là khoảng tháng 2-4. Loài này được ghi nhận đầu tiên vào năm 2011 tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, nhưng lúc đó chưa thu thập đủ dẫn liệu khoa học và mẫu hoa. Theo Giáo sư Leonid Averyanov (Nga) chuyên gia hàng đầu về lan Việt Nam, hình thái và giải phẫu của loài này khá giống với đặc điểm hình thái của loài Vanilla shenzhenica Z.J.Liu & S.C.Chen (đã phát hiện và mô tả vào năm 2007 ở Shenzhen, phía nam Trung Quốc. Tháng 4/2013, nhóm nghiên cứu của Viện Sinh thái học Miền Nam đã tìm thấy và thu được mẫu loài này ở rừng ven suối khu vực tiếp giáp núi Vọng Phu ở xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa ở độ cao gần 700 m.
Đối chiếu với các tài liệu liên quan, loài này có nhiều đặc điểm rất khác so với những loài vani đã mô tả và các nhà khoa học đã nhận định đây sẽ là một loài mới của thế giới. Lúc đó nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ đặt tên là Lan vani Vọng Phu (Vanilla vongphuensis). Sau khi nhóm nghiên cứu thu thập và đem mẫu lan này về lại TP HCM, Ông Nguyễn Thiện Tịch đã vẽ, mô tả chi tiết và liên lạc với André Schuiteman (Vườn Thực vật Kew, Anh quốc) và biết được loài này đang chuẩn bị công bố với tên Vanilla atropogon Schuit., Aver. & Rybkova -từ mẫu vật do TS.Rybkova lấy từ Hòn Bà. Ảnh: Lưu Hồng Trường.
Lan Vani lá lớn (Vanilla sp.)  Dây leo, mọc bám trên các thân cây gỗ, leo cao khoảng 8m, dây có màu xanh đậm, đường kính 1cm. Phiến lá lớn, hình ellip rộng, dài đến 30cm. Đến nay, rất tiếc các nhà nghiên cứu vẫn chưa thu được mẫu hoa của loài này trong tự nhiên. Lan Vani lá lớn khá giống với Vani Trung bộ (Vanilla annamica Gagn. ex Averyanov).  Loài lan Vani này hiện diện ở rừng nguyên sinh kín thường xanh, hỗn giao cây lá rộng với cây lá kim, phân bố ở vùng đỉnh Hòn Bà, cao độ khoảng 1.500m với số lượng cá thể rất ít. Như vậy sự hiện diện của 5/6 loài lan Vani trong chi Vanilla nêu trên, trong đó có 1 loài mới được công bố trên thế giới, đã khẳng định vị trí rừng Khánh Hòa là một khu vực phân bố quan trọng của chi Vanilla trong hệ thực vật Việt Nam. Các loài lan vani trong chi Vanilla này có phạm vi phân bố rất hẹp và hiếm gặp. Chúng đang đứng trước nguy cơ bị săn lùng để mua bán cung cấp trong các vựa hoa lan cây cảnh của thành phố, cũng như đang bị đe dọa sinh tồn do sự mất rừng và sinh cảnh. Vì vậy, UBND Tỉnh Khánh Hòa và các ban ngành trong tỉnh cần có biện pháp khoanh vùng bảo vệ trong tự nhiên, đồng thời có chương trình nhân giống nhằm bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen quý hiếm của các loài lan vani này.
Lan vani lá lớn (Vanilla sp.). Dây leo của chúng mọc bám trên các thân cây gỗ, loài này có thể leo cao khoảng 8 m, dây có màu xanh đậm, đường kính 1cm. Đến nay, rất tiếc các nhà nghiên cứu vẫn chưa thu được mẫu hoa của loài này trong tự nhiên. Lan vani lá lớn khá giống với vani Trung bộ (Vanilla annamica Gagn. ex Averyanov). Loài lan vani này hiện diện ở rừng nguyên sinh kín thường xanh, hỗn giao cây lá rộng với cây lá kim, phân bố ở vùng đỉnh Hòn Bà ở độ cao khoảng 1.500 m, với số lượng cá thể rất ít. Ảnh: Trần Giỏi.
Theo Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam

ST

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

NHỮNG HÌNH ẢNH NGỘ NGHĨNH


Ếch cây ngủ trên cành và sên bò trên lưng nó là một trong những cảnh tượng đẹp về động vật trong ngày 8/7.

ech-1373362689_500x0.jpg
Con sên bò trên lưng ếch tới 8 phút trong một khu vườn ở thành phố Jakarta, Indonesia. Ảnh: Solent News.
ca-map-1373362689_500x0.jpg
Một nhà bảo tồn bơi cùng cá mập gần đảo Cat thuộc quần đảo Bahamas. Ảnh: Rex Features.
ha-ma-1373362689_500x0.jpg
Hà mã âu yếm con trong vườn thú thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Barcroft Media.
chuon-chuon-1373362689_500x0.jpg
Chuồn chuồn đỏ đậu trên một cành cây gần làng Wadi Fukin, khu Bờ Tây, Palestine. Ảnh: EPA.
su-tu-bien-1373362689_500x0.jpg
Sư tử biển trên quần đảo Galapagos lăn xuống bãi cát để những viên sỏi nhỏ bám vào mặt. Nó làm thế để giảm thiểu tác động của ánh sáng mặt trời đối với da. Ảnh: Barcroft Media.
co-bach-1373362689_500x0.jpg
Hai con cò bạch non chờ thức ăn từ mẹ của chúng trên một cành cây gần bờ sông ở thành phố Guwahati, Ấn Độ. Ảnh: EPA.
nguoi-kien-1373362689_500x0.jpg
Đàn kiến xén lá di chuyển trên một thân cây
con-hoang-yen-1373362690_500x0.jpg
Hai con sếu trên cánh đồng hoa gần thành phố Petersdorf, Đức. Ảnh: DPA.
Minh Long

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Những kẻ 'bốc mùi' nhất trong thế giới loài hoa

Những kẻ 'bốc mùi' nhất trong thế giới loài hoa

Bên cạnh những loài hoa có dáng vẻ "yêu kiều" cùng mùi thơm quyến rũ, thế giới thực vật có cả những loài hoa có mùi "thịt thối", nhưng đây lại là cách mà chúng quyến rũ các loài côn trùng tới thụ phấn. 

hoa1-1372927706_500x0.jpg
Cây xác thối (rafflesia arnoldii) là một loài ký sinh, phát triển dưới dạng dây leo, không có lá nên không thể quang hợp. Chất dinh dưỡng chủ yếu được chúng lấy từ cây chủ - thường là cây nho Tetrastigma. Hoa Rafflesia arnoldii còn là một trong những loài bốc mùi kinh dị (với con người). Tuy nhiên, mùi hương kinh khủng này lại thu hút rất nhiều ruồi, giúp thụ phấn cho cây. Điều may mắn cho con người là bông hoa to này chỉ có ở vùng Sumatra và Borneo của Indonesia. Hoa chỉ sống khoảng một tuần (từ 5-7 ngày tuổi) sau đó sẽ khô và chết.
hoa2-1372927706_500x0.jpg
Cây hoa rồng (Dracunculus vulgaris) cũng là một loài hoa có những mùi chẳng hề dễ chịu. Loài hoa kỳ lạ này có nguồn gốc từ Balkans, Địa Trung Hải, châu Âu và Anatolia. Cây Dracunculus vulgaris tỏa hương không khác gì mùi thịt thối rữa. Toàn bộ bông hoa có hình chiếc lá, màu đỏ hoặc màu đỏ tím cùng một chiếc nhụy dài ở chính giữa. Loài này có phần bẹ tỏa ra một mùi khó chịu trong khoảng một ngày để thu hút những côn trùng đến phân phối phấn hoa.
hoa3-1372927706_500x0.jpg
Hoa loa kèn ngựa chết (Helicodiceros muscivorus) là một loại cây cảnh nguồn gốc từ vùng tây bắc Địa Trung Hải. Loài hoa này tái tạo ra mùi hôi thối của thịt thối rữa, thu hút loài ruồi xanh tới để thụ phấn. Là một trong những loài thực vật sinh nhiệt hiếm hoi, Helicodiceros muscivorus có thể làm tăng nhiệt độ của nó bằng cách tự sinh nhiệt. Yếu tố này giúp thu hút loài ruồi bay vào bên trong nó và tiếp xúc với phấn hoa. Những chú ruồi sẽ bị thu hút, lôi kéo vào sâu bên trong rồi bị mắc kẹt lại trong đó.
hoa4-1372927707_500x0.jpg
Hoa của cây California Dutchman’s-pipe còn được gọi là Aristolochia californica. Đó là một loài cây rụng lá với những bông hoa hình ống, cong, có sọc màu tím. Những bông hoa này có mùi vô cùng khó chịu, giúp thu hút các loài côn trùng ăn xác chết. Côn trùng bò vào những bông hoa sẽ bị xoắn lại và mất phương hướng. Điều này phần nào khiến chúng có nhiều thời gian hơn để lấy phấn hoa trong khi bò, "thám thính" bên trong bông hoa cho tới khi tìm được đường thoát.
hoa5-1372927707_500x0.jpg
Hoa bắp cải hôi phương Đông (Symplocarpus foetidus) là loài cây lớn chậm, có mùi và ưa thích vùng đất ngập nước. Loài cây này mọc ở miền bắc và đông bắc nước Mỹ, và một số nơi ở thuộc châu Á. Chúng có mùi hôi thối và đặc biệt kinh khủng khi lá bị rách. Mùi này thu hút côn trùng thụ phấn như ruồi hay bọ cánh cứng. Đây là một trong số ít loài sinh nhiệt. Chúng có thể tự làm nóng ở nhiệt độ từ 15 - 35 độ C. Tuy nhiên, hoa của bắp cải hôi vẫn có thể nở khi trời có tuyết và hơi ấm của nó cũng là yếu tố thu hút các loài côn trùng muốn trốn khỏi lạnh giá.
Theo Trí thức trẻ

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Người tương lai sẽ có da đổi màu như tắc kè?

Người tương lai sẽ có da đổi màu như tắc kè?

Một chuyên gia thần kinh học nổi tiếng người Anh đã có những phỏng đoán kỳ lạ và khá hài hước về sự tiến hóa của nhân loại trong tương lai, chẳng hạn như con người sẽ có da đổi màu như tắc kè, bộ xương linh hoạt và mọc xúc tu như bạch tuộc.

con người, nhân loại, tương lai, phỏng đoán, da đổi màu, tắc kè, mọc xúc tu
Tiến sĩ Burnett dự đoán, người tương lai sẽ có khả năng biến đổi màu da theo ý muốn như nhân vật dị nhân tắc kè thuộc phe ác trong loạt phim X-men đình đám của Hollywood. Ảnh: Word Press
Trong bài viết đăng tải trên trang Guardian, tiến sĩ Dean Burnett nhận định, lấy cảm hứng từ tắc kè hoa, con người có thể tiến hóa đến mức có khả năng đổi màu da theo ý muốn. Điều này sẽ xảy ra khi con người sở hữu các chomatophore - những hạt chứa chất sắc tố và phản xạ ánh sáng trong các tế bào, vốn thường tồn tại ở loài bò sát nói trên, hoặc sử dụng công nghệ.
Ông Burnett nhấn mạnh, dù thế nào, việc có được khả năng biến đổi màu da theo ý muốn mang lại rất nhiều lợi ích tiến hóa, giúp con người có thể hòa lẫn hoặc nổi bật với xung quanh một cách có chủ đích.
Nhà khoa học thần kinh này chỉ ra rằng, con người hiện đã có khả năng tập trung việc nghe vào các cuộc hội thoại hoặc tiếng ồn nhất định, nhưng tai của chúng ta không có cơ chế tự nhiện cho việc đó. Ông tin, theo thời gian, việc nghe có chọn lọc sẽ trở nên quan trọng hơn. "Thay vì phải chuyển hướng sự chú ý tới những nguồn quan trọng hơn, con người có thể phát triển khả năng chủ động 'tinh chỉnh', loại bỏ những thứ họ không muốn nghe, giống như nhắm mắt lại để không phải nhìn thấy cảnh tượng khó chịu", tiến sĩ Burnett viết.
Mặc dù khả năng nghe chọn lọc có thể dẫn tới việc con người tiếp nhận được ít thông tin hơn, ông Burnett cho rằng người tương lai có thể ít bị căng thẳng và ít cáu giận hơn, nên sẽ sống lâu hơn và vui vẻ hơn.
Theo ông Burnett, để có thể sử dụng các bàn phím và giao diện cảm ứng kết nối với máy tính dễ dàng hơn, chúng ta có thể sẽ tiến hóa tới mức sở hữu nhiều cánh tay khéo léo hơn như xúc tu của một con bạch tuộc dưới biển.
Con người cũng có thể phát triển nhiều sụn hơn trong bộ xương như cá mập. Ông nói, đặc điểm này sẽ mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn như khiến việc sinh đẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Khi thế giới trở nên an toàn hơn đối với hầu hết chúng ta, con người sẽ chẳng còn mấy nhu cầu phải sở hữu những mẩu xương cứng chắc, không bẻ cong được để chống chịu các lực tác động mạnh.
Các phỏng đoán của tiến sĩ Burnett về những đặc điểm "không tưởng" của người tương lai gợi nhắc kết quả một nghiên cứu mới đây của một nhà sinh vật học Anh. Tiến sĩ Gareth Fraser đến từ Đại học Sheffield tuyên bố, trong tương lai hàm răng con người sẽ tiến hóa thành… dạng mỏ như cá nóc tức là một khối liền nhau chứ không riêng rẽ như hàm răng người hiện nay để "không bị sâu hay rụng đi".
Tuấn Anh (Theo Daily Mail)

Những động vật hút máu


Những động vật hút máu

Bên cạnh hình thù đáng sợ, nhiều loài vật còn khiến con người phải rùng mình trước khả năng hút máu của chúng. 

Cá mút đá là một loài cá sống ký sinh thuộc họ Petromyzontidae. Loài này được tìm thấy ở bờ biển Đại Tây Dương của châu Âu và Bắc Mỹ, ở phía tây Địa Trung Hải, và Ngũ Đại Hồ. Cá mút đá thường sống ký sinh trên nhiều loại cá.
Cá mút đá là loài cá sống ký sinh thuộc họ Petromyzontidae. Loài này được tìm thấy ở bờ biển Đại Tây Dương của châu Âu và Bắc Mỹ, ở phía tây Địa Trung Hải, và Ngũ Đại Hồ. Cá mút đá thường sống ký sinh trên nhiều loại cá.
Loài dơi thường sống theo từng bầy trong những nơi hoàn toàn tăm tối như các hang hốc, các giếng cũ, thân cây rỗng và trong các góc tối của nhà cửa. Thức ăn ưa thích của chúng là máu của các loài động vật khác.
Loài dơi thường sống theo từng bầy ở những nơi tăm tối như các hang hốc, các giếng cũ, thân cây rỗng và trong các góc tối của nhà cửa. Thức ăn ưa thích của chúng là máu của các loài động vật khác.
Loài rệp có thể lưu giữ các tác nhân gây bệnh nguy hiểm như dịch hạch, hồi quy, sốt, viêm gan B...
Loài rệp có thể lưu giữ các tác nhân gây bệnh nguy hiểm như dịch hạch, hồi quy, sốt, viêm gan B.
Muỗi là một nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng hợp thành họ Culicidae, bộ hai cánh (Diptera). Chúng có một đôi cánh vảy, một đôi cánh cứng, thân mỏng, các chân dài. Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống, muỗi cái hút thêm máu người và động vật.
Muỗi là nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng hợp thành họ Culicidae, bộ hai cánh (Diptera). Chúng có một đôi cánh vảy, một đôi cánh cứng, thân mỏng, các chân dài. Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống, muỗi cái hút thêm máu người và động vật.
Đỉa là một nhóm sinh vật thủy sinh thuộc ngành giun đốt (Annelida), có thân mềm, thích tấn công cá và động vật bò sát. Nếu gặp người, chúng cũng không ngán. Con người, trâu bò... khi lội dưới nước, gặp đỉa là chúng bám lấy ngay để hút máu.
Đỉa là một nhóm sinh vật thủy sinh thuộc ngành giun đốt (Annelida), có thân mềm, chúng thích tấn công cá và động vật bò sát. Nếu gặp người, chúng cũng "không ngán".
Chim sẻ hút máu có kích thước nhỏ, chúng thường sống ký sinh và hút máu trên lưng của các loài động vật to lớn như: trâu, bò, tê giác...
Chim sẻ hút máu có kích thước nhỏ, chúng thường sống ký sinh và hút máu trên lưng các loài động vật to lớn như trâu, bò, tê giác.
Theo các nhà khoa học, loại bọ xít hút máu người thường sống ở vùng trung du. Ở Việt Nam, loài côn trùng nguy hiểm này từng xuất hiện tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng.
Theo các nhà khoa học, loại bọ xít hút máu người thường sống ở vùng trung du. Ở Việt Nam, loài côn trùng nguy hiểm này từng xuất hiện tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng.
Con ve hay còn gọi là con bét, là loài côn trùng nhỏ bé, thuộc lớp động vật hình nhện - sống bằng cách bám vào động vật khác để hút máu. Nhiều chứng bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác từ ve.
Con ve, còn gọi là con bét, chúng là loài côn trùng nhỏ bé, thuộc lớp động vật hình nhện - sống bằng cách bám vào động vật khác để hút máu. Nhiều chứng bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác từ ve.
Mực hút máu sở hữu 8 chiếc xúc tu cùng với 2 sợi tua dài, đôi mắt rất to. Thức ăn của chúng chủ yếu là ấu trùng, trứng, tảo, xác của các sinh vật phù du,...
Mực hút máu sở hữu 8 chiếc xúc tu cùng với 2 sợi tua dài, đôi mắt rất to. Thức ăn của chúng chủ yếu là ấu trùng, trứng, tảo, xác của các sinh vật phù du.
Ruồi trâu. Đây là loài côn trùng kí sinh chân khớp, bộ hai cánh, họ ruồi trâu (Tabanidae). Ở Việt Nam đã phát hiện hơn 80 loài ruồi trâu, trong đó loài phổ biến nhất kí sinh ở vật nuôi là Tabanus rubidus.
Ruồi trâu là loài côn trùng ký sinh chân khớp, bộ hai cánh, họ ruồi trâu (Tabanidae). Việt Nam đã phát hiện hơn 80 loài ruồi trâu, trong đó loài phổ biến nhất ký sinh ở vật nuôi là Tabanus rubidus.
Theo VTC News

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Một giờ của cha


Một giờ của cha


Mint dịch

Đây là một cuộc đối thoại giữa con trai và người cha sau khi anh đi làm về.
- Bố ơi, con có thể hỏi bố một câu được không?
- Được chứ, gì vậy? - Người cha đáp.
- Bố, một giờ làm việc bố kiếm được bao nhiêu tiền?
- Đó không phải là chuyện của con, tại sao con lại hỏi bố như vậy?
- Con chỉ muốn biết một giờ bố kiếm được bao nhiêu tiền thôi mà, nói cho con nghe đi, bố - Cậu bé nài nỉ.
- Nếu con cần phải biết thì bố nói đây, bố làm được 100 USD một giờ.
- Vậy hả bố - Cậu bé cúi mặt đáp - Con có thể mượn bố 50 USD được không?
Người cha nổi giận: "Nếu con vay tiền bố chỉ để mua đồ chơi vớ vẩn hay mấy thứ vô bổ gì đó thì hãy đi ngay về phòng, lên giường nằm và suy nghĩ xem tại sao con lại có thể ích kỷ như vậy. Bố phải làm việc vất vả suốt cả ngày rồi, bố không có thời gian cho những trò trẻ con như thế này đâu".
Cậu bé lặng lẽ đi về phòng, đóng cửa lại. Người đàn ông ngồi xuống và càng tức giận hơn khi nghĩ đến những điều con trai mình vừa hỏi: "Tại sao nó lại dám hỏi mình những câu hỏi như vậy chỉ để xin tiền thôi nhỉ?".
Khoảng một giờ sau, khi đã bình tĩnh lại, anh nghĩ có lẽ mình hơi nghiêm khắc với con. Có thể nó thật sự thiếu 50 USD để mua thứ gì đó và thực ra nó đâu có thường hay xin tiền mình. Anh tiến về phía phòng con trai và mở cửa.
- Con đã ngủ chưa, con trai? - Anh hỏi.
- Chưa bố ạ, con vẫn còn thức.
- Bố nghĩ có lẽ lúc nãy bố quá nghiêm khắc với con. Hôm nay là một ngày dài và bố đã trút sự bực mình lên con. Đây, 50 USD mà con đã hỏi - Người cha nói.
Thằng bé ngồi bật dậy, mỉm cười và reo lên: "Ôi, cảm ơn bố!". Rồi nó luồn tay xuống dưới gối lôi ra mấy tờ giấy bạc nhàu nát. Nhìn thấy tiền của thằng bé, người đàn ông lại bắt đầu nổi giận. Thằng bé chậm rãi đếm từng tờ bạc một rồi ngước nhìn bố nó.
- Tại sao con đã có tiền rồi mà còn xin bố nữa ? - Người cha nói trong giận dữ.
- Bởi vì con còn thiếu, nhưng bây giờ thì đủ rồi ạ... Bố, bây giờ con có 100 USD, con có thể mua một giờ của bố không? Ngày mai bố hãy về nhà sớm, con xin bố, con muốn được ăn tối cùng với bố - cậu bé nói.
Người cha như chết lặng người. Anh vòng tay ôm lấy cậu con trai bé nhỏ và cầu xin sự tha thứ.
Đây chỉ là một lời nhắc nhở rất ngắn ngủi gửi đến cho tất cả những ai đang làm việc vất vả cho cuộc sống của mình. Chúng ta đừng để thời gian vuột mất khỏi bàn tay mà hãy dành thời gian cho những người thực sự quan trọng với chúng ta, những người gần gũi với chúng ta nhất. Hãy luôn nhớ chia sẻ giá trị 100 USD một giờ của bạn cho tất cả những ai mà bạn yêu quý.
Bởi nếu ngày mai bạn không còn tồn tại, những nơi mà bạn đang cống hiến, làm việc có thể dễ dàng cử một người khác thay thế vị trí hiện tại của bạn. Tuy nhiên, gia đình và bạn bè luôn cảm thấy đau khổ khi mất đi bạn - phần còn lại trong cuộc sống của họ. Hãy suy nghĩ về điều này bởi chúng ta luôn tự ép mình dành nhiều thời gian cho công việc hơn là gia đình. Bạn thân mến, bạn nên biết và hiểu điều nào là quan trọng hơn.


Sưu tầm.

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Tình bạn giữa linh miêu và tinh tinh


Tình bạn giữa linh miêu và tinh tinh
Hình ảnh tinh tinh ôm linh miêu vào lòng rồi cùng chơi đùa đã được một nhiếp ảnh gia ghi lại.


Tinh tinh tên là Varli, 20 tháng tuổi và con linh miêu tên là Sutra 9 tuần tuổi.




Đôi bạn thân thiết tinh tinh và linh miêu sống tại Trung tâm bảo tồn động vật Myrtle Beach, phía nam California, Mỹ.


Tinh tinh và linh miêu suốt ngày quấn quýt bên nhau.




Nhiều người lo lắng cho Varli, vì linh miêu là loài động vật ăn thịt. Nhưng Varli không tỏ vẻ sợ hãi, thậm chí nó còn ôm Sutra vào lòng.




Đôi bạn cùng chơi đùa trên bãi cỏ.




Không chỉ chơi đùa, tinh tinh và linh miêu còn ngủ cùng nhau. Tiến sĩ Bhangavan Antel, giám đốc trung tâm nói với The Sun: "Đó là tình bạn thân thiết".




Các loài linh miêu có đuôi ngắn, thông thường chúng có một búi lông đen trên chỏm tai. Linh miêu sinh sống trong các khu rừng nằm ở độ cao lớn với các loại cây bụi, cỏ và lau sậy rậm rạp. Mặc dù thường đi săn trên mặt đất nhưng chúng leo trèo và bơi lội khá tốt.


Trang Nguyên (Ảnh: Barry Bland)
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...